Nhi Ta
Thành viên cứng 0963661425
Raovat.tuoitrevn.NET - Diễn đàn rao vặt hiệu quả - Đăng tin quảng cáo miễn phí, mua bán rao vặt uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam Làm cách nào để biết sự kiện của bạn có diễn ra thành công hay không? Một sự kiện dù thành công cách mấy thì cũng khó tránh khỏi những sai sót nhỏ nhặt. Để đánh giá, đo lường được mức độ thành công của một sự kiện cần phải dựa vào 4 tiêu chí đánh giá sau sự kiện dưới đây.
1. Phản hồi của khách tham dự
Cách tốt nhận được phản hồi là thông qua bản thông tin phản hồi. Một bảng câu hỏi tốt là bảng câu hỏi không chứa nhiều hơn 10 câu hỏi vì điều này sẽ tạo cảm giác làm phiền người được khảo sát, cho nên chỉ hỏi những câu hỏi liên quan và phục vụ mật thiết nhất cho nhu cầu đánh giá sau sự kiện của bạn.
Tuy nhiên tâm lý chung của người tham dự là làm biếng không muốn điền vào các bản khảo sát một cách tự nguyện. Vì thế, để chắc chắn rằng khách hàng của bạn cung cấp cho bạn thông tin phản hồi, có thể đính kèm vé, xem việc điền đầy đủ vào nó như một phần "thủ tục" để nhận quà trước khi ra về hay để bốc thăm trúng thưởng.
Đừng quên đề cập đến dòng cảm ơn cuối cùng trong bản thông tin phản hồi. Việc đó sẽ làm cho người điền thông tin cảm thấy được trân trọng, nên nếu có những lần sau thì họ cũng sẽ vui vẻ đóng góp phản hồi cho bạn.
2. Thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng/cấp trên/nhà tài trợ
Việc thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng hay cấp trên là hết sức quan trọng bởi bạn có thể là người tổ chức sự kiện cho công ty khác hay cho chính công ty của bạn. Việc bạn chủ quan nhìn thấy Event mà bạn tổ chức diễn ra suông sẻ, thành công, bạn hài lòng về điều đó không có nghĩa là khách hàng hay cấp trên của bạn cũng nhìn nhận như vậy. Khách hàng/cấp trên của bạn mới là người “đặt hàng” buổi sự kiện này nên việc đánh giá thành công của sự kiện còn phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu mà họ đã đặt ra. Vì vậy, để hợp tác lâu dài với nhau, bạn nên thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng/cấp trên một cách thấu đáo và khéo léo.
3. Họp “nóng” sau sự kiện (lượng giá)
Nên có một cuộc họp được tiến hành ngay sau khi sự kiện diễn ra để mọi người cùng nhau ngồi lại và thẳng thắng đưa ra những góp ý và quan điểm của mình về quá trình tiến hành sự kiện. Cuộc họp lượng giá là một cuộc họp ngắn để đánh giá năng suất làm việc của cả đội không nên quá căng thẳng, mà nên diễn ra trong không khí thoải mái, có thể diễn ra trong không khí thoải mái ở buổi tiệc "khao quân" hậu Event.
Cuộc họp vừa giúp vừa giúp người quản lý sự kiện ghi chép và lưu lại để làm báo cáo, vừa giúp cả nhóm cùng rút kinh nghiệm cho việc tổ chức sự kiện lần sau.
4. Tổng kết và rút kinh nghiệm bài học
Tuy là một tiêu chí nhỏ nhưng lại vô cùng có ích cho các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Nhận ra những khuyết điểm của bản thân nhằm tránh lặp lại những sai lầm. Việc tổng kết lịch trình, thời gian cho thấy sự trùng khớp hay sai lệch giữa thực tiễn với những kế hoạch đã định sẵn.
Từ những tiêu chí trên, bạn có thể đánh giá mức độ thành công của sự kiện dù lớn hay nhỏ, tổ chức lễ khánh thành, tiệc tất niên hay team buiding,… nhằm rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau.