quanglinh92
Thành viên khởi nghiệp 01664239621
[size=32]Nhức răng nên uống thuốc gì để giảm đau răng? Việc sử dụng thuốc sẽ có tác dụng cắt cơn đau nhức nhanh chóng, tuy nhiên dùng thuốc nhiều quá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.Vậy nên trước khi dùng chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ để tránh gây hậu quả đáng tiếc[/size]
Nguyên nhân gây nhức răng là gì?
Nhức răng ê buốt có rất nhiều nguyên nhân gây ra, cần phải đi khám bác sĩ sớm
- Răng bị sâu răng: Màng bám trên răng được hình thành rất nhanh, chỉ ngay sau khi ăn các loại thực phẩm giàu đường, bột như bánh, mứt, kẹo, nước ngọt, trái cây khô,… Đường sẽ phối hợp với các loại vi khuẩn sinh ra acid phá hủy men răng, gây sâu răng.
- Bệnh lý răng miệng khác: Màng bám sẽ được khoáng hóa trở thành vôi răng. Vao răng lại chính là thủ phạm gây bệnh viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, ap-xe răng , túi nha chu,… Khi đó, những cơn đau nhức sẽ còn tăng cấp thành đợt lặp đi lặp lại theo thời gian.
- Đau răng do răng khôn mọc lệch: Đây là tình trạng đau răng gặp phải ở nhiều người. Cơn đau do mọc răng khôn có thể kéo dài nhiều đợt, mỗi đợt khoảng hơn 1 tuần cho đến khi nào răng mọc đầy đủ.
Nhức răng nên uống thuốc gì để giảm đau cấp tốc?
Thông thường, việc dùng thuốc để giảm đau cấp tốc, chỉ có thuốc giảm đau dạng viên sủi, nhưng chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau nhức răng của bạn là gì, tự ý sử dụng thuốc sẽ rất nguy hiểm. Cách tốt nhất là bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến trung tâm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị cho hợp lý nhất.
Khi nhức răng nên uống thuốc gì cần có sự tư vấn của bác sĩ
+ Trường hợp bạn bị sâu răng, cần tiến hành điều trị ngay. Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng, bác sỹ nha khoa sẽ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường bác sỹ nha khoa sẽ cho bạn 2 loại thuốc để điều trị là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Một số thuốc giảm đau mà bác sỹ nha khoa có thể kê đơn cho bệnh nhân bị đau răng là: Paracetamol, aspirin…; Thuốc kháng sinh: Amoxicillin,Tetracyline, doxycycline, Spriamycin…
+ Ngoài thuốc kháng sinh, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc Nam dễ kiếm để chữa bệnh răng miệng như: Gừng tươi, nghệ tươi… Đặc biệt, gel tươi nha đam (lô hội) là thuốc rất tốt cho phòng bệnh và điều trị các bệnh răng miệng.
+ Việc bổ sung các loại vitamin: C, A, D3, B2 là thứ rất cần cho người bệnh đau răng, giúp giảm tình trạng sưng tấy và chảy máu chân răng.
+ Những phương pháp đơn giản trên, bạn có thể tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên để điều trị triệt để cơn đau bạn phải đến nha khoa sớm. Ngoài ra, nên chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên; nên dùng kem đánh răng có chứa fluoride và dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Ngoài ra bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng khác và có cách điều trị thích hợp nhất.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp tránh bị nhức răng
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc khi đau răng thì giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng là yếu tố quyết định đến việc điều trị và chăm sóc răng bị tổn thương.
+ Lựa chọn bàn chải lông mềm chải răng đều đặn ngày 2-3 lần sau khi ăn, khi chải chú ý chải nhẹ nhàng, không chải mạnh theo chiều ngang bề mặt răng. Dùng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám thức ăn trong các kẽ răng.
+ Súc miệng với nước muối hàng ngày cũng giúp giảm đau, tiêu sưng và hạn chế viêm nhiễm hiệu quả.
+ Lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần cũng là cách làm sạch cao răng – một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh lý răng miệng. Nha sỹ sẽ thăm khám và đưa ra cho bạn những lời khuyên chăm sóc răng và điều trị bệnh lý phù hợp nhất.
|
|