Thoái hóa cột sống cổ hay còn gọi là đốt sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các cột sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ.
Nguyên nhân gây bệnh
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi). Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.Thoái hóa bệnh lý mắc phải như: do yếu tố vi chấn thương đặc biệt là các chấn thương mạn tính, do cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, do rối loạn chuyển hóa, dị dạng cột sống cổ, bệnh lý tự miễn…
Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
Làm việc máy tính nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh xương khớp
[size]Tư thế khi nằm ngủ không đúng lâu dần cũng có thể dẫn tới bệnh lý như: trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? bởi nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể là do các chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là calci và các vitamin. Khi cơ thể không đủ dưỡng chất đi nuôi các bộ phận, đặc biệt là xương sẽ dễ dẫn đến các căn bệnh khác nhau. Xương cột sống không đủ calci, dưỡng chất sẽ kém linh hoạt, dẻo dai và gây ra thoái hóa.
Trieu chung thoai hoa dot song co :
Nhìn chung các dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ .Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
Trong một số ít những trường hợp có kèm theo mất cảm giác của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
Thay đổi thời tiết đột ngột cùng với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau.
Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.
Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…
Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Trên đây là những dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ mà các bạn cần biết để phát hiện bệnh sớm nhất và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
[/size]
Ds.Mai Hường
Mụn ẩn là loại mụn xuất hiện ở sâu dưới da, nhân mụn thường có kích thước nhỏ, mọc thành từng cụm.